10 điều về nhẫn cưới không phải cô dâu chú rể nào cũng biết
Gần đến ngày cưới, hai bạn đang loay hoay chuẩn bị cho ngày trọng đại nhất đời mình, lần đầu chọn nhẫn cưới chắc hẳn có rất nhiều khó khăn, hãy cùng khám phá những kinh nghiệm cực kỳ hữu ích để chọn được một cặp nhẫn cưới hoàn hảo nhé.
1. Nhẫn cưới có nguồn gốc từ đâu?
Nhẫn cưới có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ xưa. Người Hy Lạp quan niệm rằng trong cuộc đời người phụ nữ có ba chiếc nhẫn quan trọng là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và nhẫn vĩnh cửu. Ban đầu nhẫn cho cô dâu được làm bằng sắt, sau này chất liệu dần được thay thế bằng vàng, bạc…
Thời Hy Lạp cổ đại, khi cô gái chấp nhận đeo chiếc nhẫn cưới vào tay thì cô gái đã không còn tự do như trước, bị trói buộc cả về tinh thần lẫn thể xác. Dưới thời Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn là biểu tượng thiêng liêng của sự gắn kết không bao giờ chấm dứt.
Ngày nay, việc đeo nhẫn cưới được coi là 1 nghi thức không thể thiếu trong đám cưới của các nước trên thế giới. Việc đeo nhẫn cưới khẳng định sự kết nối giữa hai người, chiếc nhẫn như là một biểu tượng của tình yêu, là sợi dây liên kết giữa hai người yêu nhau.
2. Nhẫn đính hôn là gì?
Nhẫn đính hôn là chiếc nhẫn mà người con trai dành tặng cho người con gái mình yêu . Nếu cô gái đấy muốn gắn kết cả đời với chàng trai ấy thì sẽ đồng ý đeo chiếc nhẫn đó. Nhẫn đính hôn là biểu tượng của sự gắn kết, tin tưởng, quyết tâm gắn bó với nhau. Nhẫn đính hôn thường sẽ có một hạt đá hay một viên kim cương ở chính giữa. Nó có ý nghĩa là một tình yêu duy nhất, vĩnh hằng tồn tại mãi mãi.
3. Đeo nhẫn thế nào cho đúng?
Chúng ta vẫn thường thấy và cũng cho rằng nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn phải được đeo ở ngón tay áp út bàn tay trái. Chắc nhiều người cũng từng thắc mắc: Sao không phải là đeo tay phải hoặc ở ngón khác? Câu trả lời ngắn gọn đó là: do quan niệm, phong tục tập quán của từng vùng miền.
Ở các nước khác trên thế giới, họ cũng có quan niệm riêng trong cách đeo nhẫn cưới của mình.
Nhiều nước ở Châu Âu, họ tin rằng ngón tay giữa của bàn tay trái có một mạch máu chạy thẳng đến tim và gọi đó là mạch máu tình yêu.
Người La Mã thường đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên bàn tay trái vì họ cho rằng ngón tay áp út bên tay trái có một tĩnh mạch liên kết với nhịp đập con tim của mỗi người.
Người Trung Quốc thì lại có quan niệm khác. Họ quy định ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, ngón út là anh em. Vì vậy mà người Trung Quốc đeo nhẫn ở ngón áp út bên tay trái.
4. Chọn nhẫn cưới chất liệu gì?
Tùy vào mẫu mã, chất liệu, thành phần kim loại… mà nhẫn cưới có nhiều loại giá khác nhau, thông thường là các loại vàng như: 24k, 18k, 14k, 10k hoặc vàng trắng.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm danh sách những cửa hàng bán nhẫn cưới uy tín tại Hà Nội tại đường dẫn này.
Nhẫn cưới thường được định giá dựa theo hàm lượng vàng trong mỗi chiếc nhẫn, cụ thể như sau:
Vàng 10k hàm lượng vàng chiếm khoảng 41,7% (còn gọi là vàng 4 tuổi)
Vàng 14k nghĩa là hàm lượng vàng chiếm 58,5%
Vàng 18k nghĩa là hàm lượng vàng chiếm 75%
Nhẫn cưới là vật thiêng liêng minh chứng cho tình yêu của hai vợ chồng. Vì vậy bạn không cần quá chú trọng đến hàm lượng vàng, bởi chuẩn bị cho lễ cưới bạn có rất nhiều khoản phải lo, bạn có thể chọn vàng 14k là hợp lý nhất.
Bình luận
Để lại bình luận