Tiêu chuẩn nào phân cấp chất lượng Kim cương?
Khoảng năm 1900, những chuyên gia địa chất học đã đề ra phương án để phân loại kim cương dựa vào 4 đặc tính, còn nổi tiếng với tên 4C - "carat" (khối lượng), "color" (màu sắc), "clarity" (độ trong) và "cut" (cách cắt). Đến nay tiêu chuẩn này vẫn được áp dụng phổ biến.
Thông thường người "chơi" kim cương thường hay nhắc đến tiêu chuẩn 4C trong việc đánh giá chất lượng của viên kim cương. Vậy tiêu chuẩn 4C là gì?
Để tìm hiểu câu trả lời này chúng tôi có buổi làm việc cùng Anh Đức Hùng - Vàng Bảo tin Đức Hùng - Một đơn vị kinh doanh vàng trang sức và kim cương tại Hà Nội và được anh chia sẻ về tiêu chuẩn 4C phố biến trong đánh giá kim cương hiện nay.
Những viên kim cương tự nhiên
Giá của những viên kim cương trên thị trường thường được dựa vào quy tắc 4C. Đôi khi có người còn đánh giá kim cương theo tiêu chí 5C. Ngoài 4C kể trên, còn có "cost" (giá cả), hoặc 6C với certification (giấy kiểm định, giấy chứng nhận của các công ty uy tín trên thế giới như GIA – Viện đá quý hoa kỳ).
Cấp độ màu (Color grade):
Trong tiêu chuẩn GIA cấp độ màu kim cương được phân thành 5 nhóm từ không màu “D” đến vàng “Z”. GIA sử dụng các ký tự chữ cái latin đại diện cho các cấp màu bắt đầu là D và cuối cùng là Z. Thang chia này gọi là “D - Z Color scale”.
Từ D-F là những viên không màu, từ G-J là gần như không màu, K-M là hơi có màu, N-Y là màu vàng nhạt hay nâu.
Tạp chất thường gặp nhất trong kim cương là nitơ, một phần nhỏ nitơ trong tinh thể kim cương làm cho kim cương có màu vàng thậm chí màu nâu.
Cấp độ tinh khiết (Clarity grade):
Cấp độ tinh khiết thể hiện mức độ khó hay dễ nhìn thấy được tạp chất trong kim cương dưới độ phóng đại 10x. GIA chia cấp độ tinh khiết thành 5 nhóm với 11 cấp độ. Bắt đầu từ F (Flawless) đến I3 (Included).
Minh họa tiêu chuẩn đánh giá độ tinh khiết của kim cương
Độ trong được đánh giá dựa vào kết quả khi nhìn dưới kính lúp 10 lần số lượng các vết trầy xước, màu sắc của những vết gãy, vị trí của chúng, tất cả đều được dùng để đánh giá kim cương.
Cấp độ cắt mài (Cut grade):
Kĩ thuật cắt kim cương vừa là một môn khoa học vừa là một nghệ thuật, Có rất nhiều công trình nghiên cứu toán học được nghiên cứu nhằm làm cho lượng ánh sáng mà nó phản xạ được là nhiều nhất. Cấp độ cắt mài thể hiện ngoại hình hoàn hảo của viên kim cương. GIA chia mức độ cắt mài thành 5 cấp độ bắt đầu từ Hoàn hảo (Excellent) đến Kém (Poor).
Theo Anh Đức Hùng cho biết, cách cắt mài ảnh hưởng đến độ chiếu sáng cũng như độ phản xạ ánh sáng của kim cương. Một viên kim cương có màu đẹp, độ tinh khiết cao, nhưng cắt mài không theo tiêu chuẩn sẽ làm giảm giá trị của viên kim cương.
Theo nhưng tiêu chuẩn căt kim cương cũ. Viên kim cương có thể bị cắt đáy, cắt quá nông hay quá dày sẽ làm giảm độ phản xạ ánh sáng viên kim cương sẽ tối và giảm độ lấp lánh.
Trọng lượng (Carat weight):
Carat là đơn vị dùng để đo khối lượng của đá quý nói chung. Một carat được định nghĩa là 0.2 gram hay 200 miligram. Ngoài ra đơn vị Carat còn được qui đổi ra point (điểm) để đo trọng lượng của những viên kim cương nhỏ hơn 1 carat. 1 carat = 100 point
VD: Kim cương nặng 0.75 carat = 75 point. Một viên kim cương cắt mài chuẩn có trọng lượng 1 carat thì kích thước là 6.5mm
Một viên kim cương được coi là có giá trị cao thì phải thỏa mãn đầy đủ 4 tiêu chuẩn từ trọng lượng, độ tinh khiết, cấp độ màu và độ cắt mài phải được chế tác hoàn hảo. Thiếu một trong các tiêu chuẩn trên thì giá trị của viên kim cương giảm đi rất nhiều, thậm trí gần như là không còn giá trị.
Lê Tùng
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng
epiccaver
crovize