Nhẫn cưới bắt nguồn từ đâu? Ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới?
Chưa tài liệu nào xác minh được thời điểm khái niệm nhẫn cưới chính thức hình thành. Nhưng thời Ai Cập cổ đại, biểu tượng vòng tròn kết nối tình yêu đã manh nha xuất hiện. Dần dần, biểu tượng này trở nên thân thuộc trong đời sống con người. Thời điểm ấy, nhẫn cưới được chế tác thủ công từ vật liệu tự nhiên: xương thú hay cỏ cây. Suốt mấy ngàn năm lịch sử, ý nghĩa của nhẫn cưới mỗi ngày lại thêm sâu rộng hơn. Hình tượng cặp nhẫn đi vào mọi nền văn hóa, mang theo lời thề nguyện thủy chung cho biết bao cặp vợ chồng.
Tại Châu Âu
Tuy sở hữu lịch sử bao trùm cả thế giới, nhưng nơi mà nhẫn cưới mang vai trò to lớn nhất là Châu Âu. Có thể nói không trong nền văn hóa nào mà chiếc nhẫn cưới lại mang dấu ấn đặc biệt như hôn lễ truyền thống kiểu châu Âu. Vào những năm chiến tranh loạn lạc, nhất là Thế Chiến II, ý nghĩa của nhẫn cưới với người dân châu lục này càng thêm trọng đại.
Đây là lời thề nguyện sắt son giữa người lính xông pha nơi tiền tuyến và người vợ hiền mỏi mòn chờ đợi họ nơi hậu phương. Sau khoảng thời gian này, nhẫn cưới được trao cho cả nam và nữ. Trước đây, nhẫn chỉ dành cho cô dâu chứ không trao cho chú rể.
Ngoài ra, châu Âu cũng chính là nơi đã khai sinh ra truyền thống trao nhẫn cưới kim cương. Từ những năm1930, nhẫn cưới kim cương trở thành biểu tượng tình yêu. Với sự quảng bá rầm rộ của công ty đá quý DeBeers, những viên kim cương tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu và cao quý đã gắn liền sứ mệnh với nhẫn cưới. Vậy nên, khi nhắc tới nhẫn cưới, phần lớn chúng ta đều nghĩ tới nhẫn kim cương. Chứ không phải chỉ là vàng bạc đơn thuần.
Nhưng thực tế hơn thì trao nhẫn cưới là cách để khoe khéo về tài chính của cặp đôi. Một cặp nhẫn đẹp, giá trị lớn và vừa tay là cách rõ ràng nhất để chứng minh tiềm lực tài chính của gia đình hai họ. Vì thế, khoảnh khắc trao nhẫn luôn trọng đại và thu hút nhất trong hôn lễ kiểu Âu.
Vì sao nhẫn cưới đeo ở ngón áp út?
Nhẫn cưới được đeo lên ngón áp út của cô gái để đánh dấu việc nàng chính thức là “hoa có chủ”. Theo y học La Mã cổ đại, ở ngón áp út có một mạch máu dẫn thẳng đến tim (Vena Amoris). Đeo nhẫn vào ngón áp út tựa như dùng chiếc vòng trói buộc trái tim — tình cảm của con người.
Với người Trung Hoa cổ, mỗi ngón trên bàn tay tượng trưng cho các mối quan hệ khác nhau. Lần lượt, ngón tay cái là phụ mẫu, ngón tay trỏ là huynh đệ. Ngón giữa là bản ngã, ngón áp út là phu thê và ngón út là con cái. Khi bạn áp hai tay vào nhau, gập ngón giữa xuống và hướng các đầu ngón vào nhau, chỉ có hai ngón áp út là không thể tách rời. Hình tượng này nói lên triết lý sâu sắc: ngoài người bạn đời và chính bản thân mình, sẽ chẳng có ai ở cạnh ta mãi mãi. Với cách lý giải ấy, đeo nhẫn ở ngón áp út cũng tồn tại ở cả văn hóa phương Đông.
Ý nghĩa của đôi nhẫn cưới
Tại sao nhẫn cưới lại có 2 chiếc?
Nhẫn cưới luôn luôn phải đi theo cặp. Nhẫn gồm hai chiếc, trang trí tương đối giống nhau hoặc có những điểm chung.
Cặp nhẫn mang ý nghĩa về sự gắn bó của cặp nhẫn cưới cũng tương tự. Đó là trách nhiệm và để khẳng định chính thức họ là vợ chồng. Mỗi khi nhìn nhẫn cưới, họ biết mình sẽ phải có trách nhiệm đối với đối phương, kể cả lúc vui hay buồn, lúc đầy đủ hay khó khăn…
Tại sao nhẫn cưới có hình vòng tròn?
Vòng tròn hoàn hảo luôn được coi là biểu tượng của một tình yêu bất diệt. Bởi hình tròn không có điểm đầu, không có điểm cuối. Đặc biệt hơn, vòng tròn không có sự đứt đoạn, thể hiện mối quan hệ bền chặt, vững chắc.
Người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên lấy biểu tượng cho sự bất diệt là vòng tròn. Họ cũng được xem là người đầu tiên dùng nó để tượng trưng cho hôn nhân.
Tại sao nhẫn được làm bằng vàng?
Bởi đây là kim loại quý giá và hiếm có. Bên cạnh đó, để có vẻ ngoài sáng bóng, vàng phải trải qua quá trình chịu nhiệt khắc nghiệt. Điều đó thể hiện ý nghĩa để có đươc cuộc sống hôn nhân viên mãn hạnh phúc cần phải cùng nhau vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống.
Vì sao phải chọn nhẫn đính kim cương?
Hầu hết mọi người cho rằng kim cương là biểu tượng của sự vĩnh cữu. Kim cương khiến lời thề nguyện trong lễ cưới trở nên bất tử. Là thứ đá quý cứng nhất trong thiên nhiên, kim cương chiếm vị trí độc tôn qua nhiều thế kỷ.
mosseda